Outfit đời thường cùng bộ trang sức hơn 3 tỷ đồng của Lisa (BlackPink)
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.Gặp biến cố trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, làm sao để vượt qua?
Đó là lý do tại sao bên cạnh những thay đổi trong lối sống, đa số trường hợp, người bệnh cần phải dùng thuốc để kiểm soát tốt huyết áp. Sau đây, một chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm làm việc, chia sẻ lưu ý quan trọng khi dùng thuốc huyết áp mà người bệnh cần tuân thủ để đảm bảo hiệu quả của thuốc.Bác sĩ Suranjit Chatterjee, cố vấn cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), cho biết: Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc rằng họ đã uống thuốc đúng theo liều chỉ dẫn mà huyết áp của họ vẫn không cải thiện. Nguyên nhân là do hầu hết chúng ta không biết rằng kiểm soát huyết áp cao không chỉ là uống thuốc, mà là uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, theo tờ Indian Express.Thuốc huyết áp hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiều chức năng sinh lý khác nhau, như làm giãn mạch máu, giảm nhịp tim hoặc ngăn cơ thể giữ lại lượng chất lỏng dư thừa.Khi dùng thuốc đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thuốc sẽ duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu, đảm bảo kiểm soát liên tục huyết áp và ngăn ngừa biến động. Nếu bạn dùng thuốc không đều đặn, hiệu quả có thể giảm đi, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp không kiểm soát.Việc quên liều hoặc uống thuốc không đúng giờ có thể dẫn đến tăng huyết áp tái phát - là tình trạng huyết áp tăng cao khi người bệnh ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều. Điều này có thể gây thêm áp lực cho tim và động mạch, làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Khi nồng độ thuốc không ổn định, cơ thể có thể phản ứng tiêu cực, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu hoặc hồi hộp. Duy trì thói quen nhất quán giúp giảm thiểu những vấn đề này. Theo một lịch trình cố định giúp việc tuân thủ dễ dàng hơn. Không bao giờ được tự ý ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sĩ trước.Ngoài ra, đừng bao giờ để hết thuốc. Luôn dự trữ thuốc ở nhà. Luôn đến bác sĩ tái khám để lấy thuốc trước khi hết thuốc.Nếu không dùng thuốc, huyết áp của người bệnh có thể tăng đột ngột và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo trang tin y tế WebMD.Trong thời gian ngắn, huyết áp có thể tăng đột ngột kèm theo các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hoặc khó thở. Về lâu dài, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tổn thương thận và kháng thuốc cao hơn.Phải làm gì nếu quên một liều?Mẹo để duy trì đúng tiến độ
HLV Kim Sang-sik?
Tuổi 30 không chỉ là dấu mốc của sự trưởng thành mà còn là lúc người trẻ phải đối mặt với những kỳ vọng lớn lao từ xã hội, gia đình và chính bản thân.Là nhân viên bán hàng tại 168 Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp (TP.HCM) chị Nguyễn Thị Oanh cho biết: "Mỗi khi lên mạng xã hội, thấy bạn bè có nhà cửa, xe cộ, cuộc sống hoàn hảo thì có cảm giác hoang mang, không biết liệu mình đã đi đúng đường hay chưa".Thời điểm này, chị Oanh dễ cảm thấy bị áp lực vì tự so sánh bản thân với người khác: "Mình vẫn còn đang loay hoay trong công việc, sự nghiệp, trong khi bạn bè đã có gia đình, con cái”.Khi bước vào tuổi 30, một số người trẻ gặp áp lực kỳ vọng về sự ổn định, đặc biệt là trong công việc và tài chính. Sự nghiệp chẳng đạt được như kỳ vọng, chưa có một công việc chính thức vững vàng, hay thậm chí là không tìm được đam mê thực sự, là một nỗi lo dai dẳng.Cán mốc 30 tuổi, Nguyễn Tú Anh, sinh sống tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đang độc thân sau khi trải qua nhiều mối tình, trong khi bạn bè cùng trang lứa đã có con vào lớp 1. Thời điểm này, chị Tú Anh bắt đầu sốt ruột, dù bản thân đủ tỉnh táo để hiểu: “Tình duyên là thứ không thể cưỡng cầu”."Khi bước vào tuổi 30, mình phải đối mặt với trách nhiệm công việc và gia đình. Áp lực nhất là việc phải khẳng định được vị trí, ổn định tài chính và sống một cuộc đời có ý nghĩa", chị Tú Anh chia sẻ.Trong khi đó, anh D.T.H, một lập trình viên tại Q.Tân Phú (TP.HCM), lại cảm thấy bất an vì công việc mình chọn chưa thể mang lại sự thỏa mãn hay cảm giác an toàn tài chính: "Mình vẫn loay hoay với công việc tự do, không có bảo hiểm, lương hưu và chẳng biết tương lai ra sao. Điều này khiến mình cảm thấy như đang bị thụt lùi so với những người bạn đồng trang lứa", anh H. chia sẻ.Bước qua tuổi 30, ngoài sự nghiệp, nhiều người cũng phải đối diện với trách nhiệm gia đình. Đây là giai đoạn mà gia đình thường mong đợi họ lập gia đình, ổn định cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên, không ít người trẻ cảm thấy mệt mỏi khi phải đối diện với những kỳ vọng này.Anh Đặng Thành Tâm, sinh sống tại đường số 23, Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: "Chuyện lập gia đình luôn là chủ đề gây áp lực lớn nhất từ gia đình và bạn bè. Mọi người luôn hỏi khi nào kết hôn, có con. Trong khi đó, mình lại chưa sẵn sàng cho những thay đổi lớn như vậy trong cuộc sống".Anh Tâm cho biết cảm giác "cái gì cũng phải có", từ sự nghiệp đến gia đình, đôi khi khiến nhiều người cảm thấy như đang phải mang trên vai một gánh nặng tâm lý nặng trĩu.Từng trải qua giai đoạn “chùn bước” ở tuổi 30, anh Jos Tuấn Dũng (32 tuổi), Giám đốc Truyền thông tại một công ty bất động sản và chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân cho các CEO, cho biết người trẻ đừng quá lo lắng vì tuổi 30 là thời điểm lý tưởng để thử thách bản thân, khởi nghiệp và theo đuổi đam mê. Chia sẻ về những áp lực mà thế hệ trẻ đang phải đối mặt, anh Dũng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tập trung vào bản thân, cầu tiến và không so sánh bản thân với người khác. Anh Dũng khuyên: "Đừng đứng núi này trông núi nọ, hãy chú trọng vào việc phát triển bản thân, không ngừng học hỏi và yêu công việc mình đang làm. Những áp lực sẽ trở thành động lực giúp bạn trưởng thành, mạnh mẽ hơn".Cũng theo anh Dũng, tuổi 30 là thời điểm mà nhiều người bắt đầu trưởng thành về mặt cảm xúc và trí tuệ. Đây là lúc mà mỗi cá nhân cần phải quyết đoán và mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra những lựa chọn quan trọng cho tương lai. "Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và chiến thắng nỗi sợ thua kém là chìa khóa giúp bạn vượt qua mọi thử thách", anh Dũng khẳng định.Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Trọng Nhân, giảng viên kỹ năng mềm, trưởng phòng chuyên môn KDC Education cho rằng tuổi 30 là giai đoạn tăng cường trách nhiệm công việc, gia đình và tài chính. Để giữ cân bằng, người cần hiểu rõ giá trị và ưu tiên của mình như: công việc, gia đình hay sức khỏe...Theo thạc sĩ Trọng Nhân, việc quản lý thời gian hiệu quả và chia nhỏ mục tiêu giúp giảm áp lực. Thêm vào đó, duy trì thói quen lành mạnh, xây dựng hệ thống hỗ trợ từ gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn.Thạc sĩ Trọng Nhân cho biết tuổi 30 không phải là lúc từ bỏ ước mơ, mà là cơ hội để điều chỉnh và phát triển chúng thực tế hơn. Thạc sĩ Nhân khuyên bạn nên chia nhỏ ước mơ thành các mục tiêu dễ thực hiện và dành thời gian cố định để theo đuổi.“Tìm sự hỗ trợ từ người thân và học cách từ chối những yêu cầu không cần thiết giúp bạn tập trung vào đam mê. Đồng thời, việc liên tục học hỏi và phát triển bản thân sẽ hỗ trợ bạn đạt được thành công lâu dài”, thạc sĩ Trọng Nhân nhắn nhủ người trẻ.
"Về để được vỗ, vỗ để nhớ mà về. Mọi người ơi, khỏe để trở về nha mọi người…", lời bài hát nhạc nền trong đoạn clip của đại gia đình hơn 20 thành viên trao nhau những cái ôm chỉ vài câu, nhưng khiến nhiều người rơi nước mắt xúc động.Trong video, các thành viên trong gia đình 3 thế hệ mặc áo thun trắng, ông bà cụ tóc bạc trắng dùng màu acrylic xanh - đỏ tô đậm lên bàn tay, lần lượt ôm con cháu để vẽ dấu tay của mình lên lưng áo.Nguyễn Phương Kiều Lâm (24 tuổi) cho biết, đoạn clip được quay trưa mùng 1 tết tại nhà ông bà ngoại của mình ở xã Hành Thiện (TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi). Là người đưa ra ý tưởng, Kiều Lâm bàn bạc với các anh chị em, sau đó gửi vào nhóm chat gia đình xin ý kiến cậu, mợ và ông bà. Nhận tin nhắn, mọi người hưởng ứng nhiệt tình.Khoảnh khắc cậu, mợ và ông bà trao nhau những cái ôm đầu tiên khiến không khí ngày tết ấm áp hơn bao giờ hết, ai cũng rạng rỡ, cười tươi như hoa. "Nhà mình mọi người thương ông bà nhưng ngại thể hiện. Được ôm ông bà thật sự là hạnh phúc khó tả, giống như được quay về thời thơ ấu, không cần suy nghĩ gì, chỉ cần chạy ào đến ôm ông bà, được vỗ về, mọi áp lực dường như tan biến hết. Khoảnh khắc ấy chỉ tồn tại niềm vui, hạnh phúc và tình yêu thương trọn vẹn", Kiều Lâm xúc động.Ban đầu, cô gái 24 tuổi làm clip này chỉ để lưu giữ kỷ niệm đẹp cho gia đình và đăng lên trang cá nhân. Bất ngờ đoạn clip hút hơn 600.000 lượt xem cùng hàng trăm bình luận. Nhiều tài khoản cho biết rưng rưng, suýt khóc khi xem khoảnh khắc gia đình ôm nhau vỗ về này.Mẹ của Kiều Lâm đã ngồi đọc từng bình luận cho cả nhà nghe, ông bà ngoại hạnh phúc cười át cả tiếng nhạc, những giây phút ấy khiến cả nhà xích lại gần nhau hơn.Bà Trần Thị Hồng (80 tuổi) cho biết, ông bà có 6 người con và 17 cháu nội, ngoại. Mỗi năm tết đến, con cháu thường về sum họp ở nhà ông bà, chơi đùa, ăn uống, tối đến cả nhà ngồi trò chuyện nhịp cả căn nhà nhỏ.Cụ bà chia sẻ: "Nhìn mấy đứa con hòa thuận là hạnh phúc tuổi già. Bình thường tôi ít ôm con cháu, chỉ lâu lâu có những cái vỗ vai dặn dò. Cảm giác lúc ôm con cháu để vẽ lên áo rất vui, nhìn từng đứa con, đứa cháu ngày nào còn bế trên tay nay đã lớn khôn nên người, vừa hạnh phúc vừa tự hào".Đã trở lại TP.HCM sau chuỗi ngày tết bên gia đình, ông Nguyễn Đình Thông (46 tuổi), con trai út của cụ Hồng, vẫn còn thấy như có dòng điện chạy trong người vì "ôm cha mẹ sướng không tả nổi". Đây là năm đầu tiên đại gia đình ông Thông có áo đồng phục, cùng nhau quay clip kỷ niệm. Mỗi lần có dịp về thăm nhà, ông chỉ ngồi kế bên ôm vỗ vai cha mẹ hỏi thăm sức khỏe."Người lớn trong nhà hay ngại, nhưng con cháu động viên thì cùng ôm cha mẹ thực hiện, có mấy người anh tôi tóc điểm bạc ôm cha tóc bạc trắng nhìn rất hạnh phúc, thực hiện xong thì thấy sướng quá trời. Để có cơ hội ôm cha mẹ già, có con cháu trong nhà cùng chứng kiến vậy khó lắm. Năm nay dù chưa đủ hết các thành viên trong gia đình, nhưng chúng tôi đã gọi video để 2 anh ở xa cùng xem khoảnh khắc ấy. Ai cũng rạng rỡ cười hạnh phúc", ông Thông tâm sự.
Trường Sa, tháng 4.2021 - Kỳ 4: Tàu cá Trung Quốc xúm xít quanh bãi Ga Ven
Theo đó, từ hình ảnh đoạn clip ghi lại cho thấy, một người đàn ông mặc áo xe công nghệ chạy xe máy trên đường trong đêm.Lúc này, có nhóm người gồm cả nam lẫn nữ, chở nhau trên xe máy từ phía sau đến áp sát xe máy người người đàn ông mặc áo công nghệ.Một người trong nhóm này dùng chân đạp xe máy người đàn ông mặc áo xe công nghệ, dùng tay đấm tới tấp vào mặt nạn nhân. Vừa đánh, người đàn ông vừa lớn tiếng "không thấy xe tao hư, mày bố láo không". Qua xác minh, sự việc xảy ra trên đường Trần Văn Giàu (đoạn qua P.Tân Tạo A, Q.Bình Tân, TP.HCM) vào tối ngày 31.1 (tức mùng 3 tết). Cùng ngày, anh N.M.N (25 tuổi, ở Q.Bình Tân) là tài xế xe công nghệ xác nhận mình là nạn nhân bị hành hung trong clip lan truyền trên mạng. Theo anh N., trước khi bị đánh, anh thấy có nhóm người chở nhau 2 xe máy. Trong đó, 1 xe bị hư và xe còn lại đang chạy, được người điều khiển dùng chân đẩy đi từ phía sau. Tuy nhiên, theo anh N., nhóm người đẩy xe máy di chuyển ở giữa đường nên anh bật đèn xi nhan, xin đường và tăng tốc vượt lên. "Khi thấy họ đẩy xe giữa đường, tôi có tăng tốc xe để vượt lên. Xe tôi không xảy ra va chạm giao thông hay có ý gì khiêu khích với nhóm người này và sự việc sau đó xảy ra như trong clip", anh N. cho biết. Sau khi bị đánh, anh N. đã đến trụ sở Công an P.Tân Tạo A (Q.Bình Tân) để trình báo. Hiện vụ việc tài xế xe công nghệ bị hành hung ở đường Trần Văn Giàu (Q.Bình Tân) đang được công an xác minh làm rõ.